Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Danh Mục đầu tư chứng khoán


Anh em chơi chứng khoán quan tâm đến cách chọn danh mục đầu tư thì vào hết đây. Giới thiệu với anh em một phương pháp chọn danh mục ngắn gọn, hiệu quả, giúp công việc đầu tư chứng khoán trúng đích và nhanh sinh lời.
phân tích chứng khoán cơ bản
Đây là phương pháp của chính tôi đúc kết trong gần 8 năm chơi chứng, cho thể giúp anh em tham khảo một cách mới trong việc chọn danh mục, khi mà chứng khoán VN ngày càng khó chơi hơn, chuyên nghiệp hơn, đòi hỏi trình cao hơn thì mới có thể kiếm lời cả trong ngắn hạn và trung hạn.
Nếu các pác đã từng xem bóng đá và đam mê bóng đá, chắc các pác biết trong bóng đá hiện đại vai trò của HLV quan trọng đến nhường nào (xin lỗi nếu các pác là phái nữ không thích bóng đá hoặc chưa từng xem bóng đá, nhưng tôi nghĩ đây là cách ví von, ví dụ sinh động và dễ hiểu nhất cho các pác). HLV là người lựa chọn cầu thủ, sắp xếp cầu thủ, lựa chọn đội hình, sơ đồ chiến thuật, để ứng biến với mọi hoàn cảnh, đối phó với mọi đối thủ mạnh yếu khác nhau. HLV là người hiểu, khi nào cần đá tấn công, khi nào phải đá phòng ngự. Một đội hình hài hòa giữa tấn công và phòng thủ bao giờ cũng là đội hình mơ ước của mọi HLV.
Trong CK cũng vậy: nếu các pác có ít vốn, tức là ở thế yếu, không mạnh bằng người ta thì quan trọng là các pác phải có chiến thuật hợp lý để có thể len lỏi, luồn lách.
Còn nếu các pác nhiều vốn, cũng chớ chủ quan, đừng nghĩ là cứ mua đại đi, rồi mất chút ít cũng không sao.
Việc lựa chọn danh mục, về cơ bản là cách lựa chọn những CP mà các pác cho là tốt, cho là tiềm năng. Nhưng cũng giống cầu thủ vậy, đôi khi cầu thủ tốt, tiềm năng, chưa hẳn đã chơi hay.
Theo tôi, tiêu chí lựa chọn danh mục nên cần đạt được 2 yếu tố: cả tấn công lẫn phòng ngự
– Tấn công: những cổ phiếu thuộc các ngành hàng HOT, được kỳ vọng cao (NH, BDS, CK, Cao Su, vận tải biển…) có khả năng phi nhanh, đạt được mức lợi nhuận nhanh chóng như mong muốn với tốc độ thần tốc. Tuy nhiên những CP này cũng có những rủi ro nhất định, có thể rơi nhanh, thậm chí là lao dốc khi TT điều chỉnh mạnh.
-Phòng thủ: những CP mang tính ổn định cao, ít có khả năng suy giảm mạnh khi TT điều chỉnh: đó là những Cp có KQKD ổn định, nhưng không quá đột biến, cơ cấu cổ đông tương đối đặc, ít có sự xáo trộn (như VSC chẳng hạn). Đây là những CP thường tập trung vào các ngành như kho bãi, xi măng, nông sản, thực phẩm..
Việc cân đối hài hòa giữa Tấn Công và Phòng Thủ là vô cùng quan trọng. Cũng như 1 đội bóng, chỉ biết cắm đầu tấn công mà quên nhiệm vụ phòng thủ, thì thế nào cũng bị dính đòn hồi mã thương. Ngược lại, nếu chỉ biết phòng thủ mà không biết tấn công thì không biết bao giờ mới dành thắng lợi được.
CK cũng vậy, khi lựa chọn danh mục nên cân đối hài hòa giữa những CP phòng thủ và tấn công
Cơ cấu cổ phiếu tấn công hay phòng ngự tùy vào tình hình cụ thế, nếu xét thấy TT có thể vào Uptrend mạnh, có thể chọn 60-70% cổ phiếu có xu hướng tấn công, 30-40% CP phòng thủ. Ngược lại, khi TT có những tín hiệu xấu hoặc xu hướng giảm thì nên tăng tỷ lệ CP phòng thủ, giảm bớt tỷ lệ Cp tấn công 70% phòng thủ, 30% tấn công, hoặc 80/20 phòng thủ/tấn công. Khi TT đi ngang hoặc chưa xác định rõ xu hướng thì nên ưu tiên loại CP hoặc tấn công nhiều tiềm năng, đã tích lũy và có thế bứt phá nếu bạn cho rằng xu hướng sẽ lên, hoặc nghiêng hẳn về phương án phòng thủ khi nhìn các bác nhận TT sẽ còn đi xuống hoặc diễn biến phức tạp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.